Trong những năm gần đây các thành phố lớn của nước ta trong quá trình xây dựng, cải tạo đô thị đã xây dựng không ít quảng trường thật hoành tráng. Nhưng trong bối cảnh chung hiện nay những thành phố lớn khi dân số tăng nhanh, nhu cầu nhà cửa, tranh chấp đất đai diễn ra ngày càng khốc liệt, thì có thật sự cần thiết xây dựng những dự án quảng trường to rộng thật hoành tráng đấy không. Chúng ta xem xét, đối chiếu lịch sử hình thành đô thị của nước ta quảng trường đã ra đời như thế nào rồi so với các quảng trường trên thế giới. Từ đó rút ra kinh nghiệm quản lý, hoạch định phát triển xây dựng quảng trường cho thật hợp lý và đây cũng chính là mục đích chính của bài viết này.
Quảng trường ở Italia, Pháp, Trung Quốc
Cittadella
Từ thời Cổ đại La Mã, Athenian Agora quảng trường là yếu tố không thể thiếu trong đô thị. Nói đến nước Ý phải nói đến quảng trường, và nói đến quảng trường thì phải nói đến nước Ý, vì nó có tầm quan trọng không chỉ là nơi đầu tiên hình thành nên quảng trường của nhân loại mà các thành phố của Ý có rất nhiều quảng trường tuyệt đẹp nằm ở trung tâm thành phố, như: Piazze dele Erbee dei Signori, Pizza della Signoria, Pizzae del Campo, Piazza Maggiore, Pizza San Marco, Pizza del Campidoglio, Piazza San Pietro, Piazza Navona và còn rất nhiều quảng trường khác, khó mà đếm xuể.
Quảng trường ban đầu đơn giản là những con đường đông đúc trong đô thị, sau này quảng trường không chỉ là không gian công cộng mà còn hơn thế nữa, đứng trước quảng trường tạo cho ta cảm giác như đứng trước những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội họa và cảm thụ nghệ thuật ấy. Hiện tại trên thế giới, quảng trường nổi tiếng trung tâm ở Ý và Pháp từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 18 đã đạt đến trình độ điêu luyện và cực thịnh. Cấu thành không gian của quảng trường thì ít nhất phải đủ 4 yếu tố và gồm có 10 kiểu (type). Yếu tố tạo nên không gian quảng trường là: (1) Ranh giới của quảng trường phải rõ ràng, bao bọc các tòa nhà, hoặc nhà thờ xung quanh quảng trường; (2) Điều kiện để không gian đóng quảng trường là phần bên trong quảng trường phải tạo thành góc. (3) Mặt đường phải được trang trí hoa văn đến ngoài ranh giới của quảng trường; (4) Tỉ lệ giữa chiều cao các tòa nhà xung quanh và mặt đường phải hài hòa, thống nhất. Từ ranh giới đến trung tâm thu nhỏ không gian theo hướng tâm, ranh giới không rõ ràng thì không gian không hội tụ, nếu không có ranh giới không gian sẽ lan tỏa, phát tán giống như công viên ngoài tự nhiên. Tỉ lệ giữa chiều rộng con đường (D) so với chiều cao công trình kiến trúc (H) khi D/H<1 tạo cảm giác hẹp, D/H càng lớn thì cảm thấy càng rộng (1).
Aversa
Capranica di sutri
Milano
Đến nước Pháp, người dân Pháp tự hào với Paris tráng lệ có tháp Eiffel, và còn có nhiều quảng trường rộng lớn nằm ở trung tâm như Parc du Champ-de-Mars Place de la Concorde, Place Vendôme, Place de la Bastille, Place Charles-de-Gaulle v.v .. Nơi đây hầu hết là nơi đặt tượng đài, điêu khắc, mĩ thuật mang tính nghệ thuật cao, xung quanh bao bọc bởi những dãy nhà khách sạn, nhà hàng, cafe, các tòa nhà văn phòng. Nơi diễn ra các hoạt động chính trị như phản đối chính phủ năm 2006 tại quảng trường Place de la Bastille.
Place Charles-de-Gaulle
Như vậy ở Châu Âu, thời kì cổ đại trong quy hoạch đô thị đã có quảng trường. Trong khu dân cư đô thị đông đúc phải bảo đảm không gian nhất định là nơi tổ chức hoạt động nghi thức tín ngưỡng tôn giáo, chính trị, trung tâm chức năng không gian công cộng, hiện tại các hình thức lễ hội cũng được tiến hành nơi đây.
Trung Quốc với quảng trường Thiên An Môn được xem là quảng trường rộng lớn nhất thế giới. Nơi đây không phải là nơi để người dân đến, mà cho ta cảm giác xây dựng để thể hiện uy quyền. Nơi đây không có cây cối, thiên nhiên không được thân thiện với con người, mang tính nhân tạo thể hiện không gian vũ trụ. Dù nói là quảng trường nhưng khác cơ bản với quảng trường Châu Âu là xây dựng vì người dân, nơi tập trung dân thành thị, nơi biểu diễn xiếc nghệ thuật, bao bọc xung quanh bởi những công trình kiến trúc bề mặt được trang trí họa tiết đẹp. Vậy quảng trường này chính là không gian chỉ dành cho thiên tử hoàng đế, tượng trưng cho quyền uy. Xây dựng trước Tử cấm thành theo hình chữ T, tiếp nối kế thừa trong quá trình hình thành lịch sử từ thời Đường, Tống qua thời gian dần dần di chuyển từ phía trước cung thành, đến phía trước hoàng thành, cuối cùng sang phía bên ngoài để vừa thay đổi hình, ý thức quan niệm đông tây nam bắc, và để cho không gian người dân dễ tiếp cận hơn, nhưng có thể nói cách khác là mang ý nghĩa thực tế coi trọng chức năng, ẩn chứa không gian biểu tượng cho quyền lực (2).
Thiên An Môn
Mối quan hệ giữa sự hình thành thành lũy và quảng trường
Trong 4 nền văn minh của nhân loại, Mesopotamia, Ai Cập (Egypt) được truyền đến Roma, Hy Lạp (Greece) và được xem là nền tảng cơ bản cho xã hội phương Tây hiện đại. Từ thời cổ đại xa xưa, tại Châu Âu chiến tranh xâm chiếm, chinh phục lãnh thổ, chiến tranh dân tộc diễn ra thường xuyên. Cũng chính vì lí do đó, việc xây dựng thành lũy để phòng xâm lược mang tính sống còn với cả một đô thị, và kĩ thuật xây dựng cũng đạt đến trình độ cao tiêu biểu nhất là tháp London Keep Rectangular. Trên nguyên tắc xây bao bọc cả chu vi đô thị, bảo vệ toàn thể người dân sống trong thành (3). Cũng chính vì lí do đó, ở Pháp và Ý hình thành quảng trường trong lòng của thành lũy, qua thời gian hình thành nên không gian công cộng mang tính cộng đồng cao được gọi là quảng trường (tham khảo bản đồ 1,2).
Bản đồ 1,2 – đô thị cổ Châu Âu
Còn đối với Châu Á, nền văn minh Indus, Hồng Hà được xem là nền tảng cơ bản cho xã hội phương đông hiện đại. Thành lũy trong quá trình hình thành ở Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam thì được xây dựng nhằm mục đích bảo vệ chủ nhân như vua, quan lại, tầng lớp quý tộc sinh sống trong thành, đối tượng sống ngoài thành là tầng lớp dân thường. Vạn lý trường thành là trường hợp đặc biệt, xây để chống xâm lược từ bên ngoài, nhưng không có tính không gian cộng đồng chung, và đây cũng là sự khác biệt lớn trong quá trình hình thành thành lũy đô thị cổ giữa Châu Âu và Châu Á. Thành lũy ở các nước Châu Á không được xây để bảo vệ cho cả một đô thị, mà Hoàng thành xây để chuyên dụng cho các đối tượng võ sĩ, quân nhân chiến tranh, bảo vệ thành chủ bao gồm vua, quan lại tầng lớp quý tộc v.v…
Bản đồ 3 – thành lũy đô thị cổ Trung Quốc Tây An thành
Việt Nam với địa hình hẹp, dài diện tích nhỏ, cùng với quá trình hình thành thành lũy có sự khác biệt so với Châu Âu, tư tưởng độc quyền phong kiến không thể so sánh được với Trung Quốc, vì thế quảng trường ở Việt Nam không thể biểu tượng, tượng trưng mạnh mẽ tư tưởng như quảng trường Thiên An Môn. Điều căn bản, hình thái không gian đô thị cũng khác xa, không gian trong đô thị và không gian ngoài đô thị không được phân chia rõ ràng bởi thành lũy, tính không gian cộng đồng trong đô thị không rõ nét (tham khảo bản đồ 3,4).
Bản đồ 4 – Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội, Việt Nam)
Châu Á nói chung và nước ta nói riêng, quảng trường trên phương diện hình thức thì có sự ra đời bằng nhiều hình thức khác nhau, tên gọi quảng trường vẫn được sử dụng, nhưng quảng trường mang ý nghĩa cốt lõi không gian công cộng để người dân sử dụng tự do như Châu Âu khó mà tìm thấy được.
So sánh tính quang trọng giữa quảng trường và công viên, cây xanh nước ta hiện nay
Quảng trường được định nghĩa là khoảng trống và rộng ở trong đô thị dùng làm nơi tụ tập, dân cư trong sinh hoạt của dân cư đô thị vào những dịp kỉ niệm hoặc tổ chức mít-tinh, cũng có thể là nơi tập trung giao thông ở chỗ giao nhau của nhiều tuyến giao thông quang trọng (quảng trường giao thông), cũng có thể là khoảng trống tạo tầm nhìn trước các công trình lớn, trước lối lên cầu …(4)
Quảng trường Lam Sơn – TP Thanh Hóa
Những năm gần đây kinh tế nước ta có một chút khởi sắc, chính vì thế việc cải tạo, xây dựng đô thị được triển khai khắp nơi, việc xây dựng cổng chào, quảng trường hoành tráng, hầu hết được bê tông hóa như quảng trường Lam Sơn – Thanh Hóa, thiên về tính chơi ngông bề nổi, không thân thiện gần gũi với thiên nhiên môi trường, trái ngược với tính cách của người Việt dựa vào thiên nhiên để sinh tồn. Quảng trường Ba Đình là trường hợp được chấp nhận, vì là không gian cần thiết tổ chức những sự kiện trọng đại của cả nước, mang tính quốc gia. Quảng trường các thành phố khác nước ta trống và rộng nếu chỉ phục vụ cho việc mít-tinh của người dân thì một năm sự kiện mít-tinh và duyệt binh chỉ diễn ra hiếm hoi. Vậy xây dựng một quảng trường chiếm một diện tích không gian rộng lớn, không một bóng cây che mát thì số lần sử dụng không cao và thay vào đó việc sử dụng mục đích sinh hoạt nghỉ ngơi hằng ngày của người dân nếu được nâng cao chắc chắn mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều với mô hình cây xanh, công viên đan xen phù hợp với thực tế hiện tại, môi trường cảnh quan đô thị.
Với quá trình đô thị hóa gia tăng, diện tích công viên cây xanh đang bị xâm hại, lấn chiếm bất hợp pháp diễn ra hàng ngày hàng giờ, diện tích công viên cũng bị “xẻ thịt” bởi giải tỏa làm đường như công viên Hoàng Văn Thụ – thành phố Hồ Chí Minh. So với quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn Bộ xây dựng ban hành thì diện tích bình quân đầu người ở các thành phố lớn còn quá thấp, chỉ bằng khoảng 1/4 đối với quy định tiêu chí được đưa ra là 6~7㎡/người.
Công viên ở thành phố Hồ Chí Minh bị lấn chiếmNơi giao nhau tuyến giao thông quan trọng có thể coi là điểm nhấn (landmark) trong đô thị, và cũng không thể coi là quảng trường đúng nghĩa không thể hiện hết được tính không gian công cộng, vì mục đích sử dụng thường ngày của người dân. Điều đó cho thấy định nghĩa thế nào là quảng trường chưa thật sự rõ ràng, dẫn đến nhầm lẫn trong suy nghĩ và cách thực hiện quy hoạch xây dựng loại hình không gian công cộng này.
Kết kuận
Quá trình hình thành quảng trường nước ta trong lịch sử đô thị vẫn có những đặc điểm khác biệt so với Châu Âu, với diện tích nhỏ hẹp, dựa vào cỏ cây mảng xanh thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, với văn hóa không phô trương làm nền tảng cho sự phát triển từ muôn đời nay. Tuy nhiên, trong những năm gần đây quảng trường được xây dựng chiếm một không gian rộng lớn mang tính phô trương. Ngược lại không gian công công cộng gần gũi nhất với mọi tầng lớp nhân dân là mảng xanh, công viên đang ngày càng thu hẹp, cảnh quan môi trường ô nhiễm tiếng ồn ngày càng trầm trọng hơn. Dù với quy định quy hoạch phát triển công viên cây xanh được nhà nước chính phủ, Bộ Xây Dựng phê duyệt nhiều lần nhưng cũng không thể cứu vãn tình trạng ấy. Vì vậy với tình hình như hiện nay có thật sự cần thiết phát triển quảng trường, theo hướng hoành tráng, bê tông hóa hay cần tập trung phát triển mảng xanh, công viên làm nơi vui chơi giải trí, thân thiện với thiên nhiên, điều hòa môi trường sống, sang lọc chất thải khí bụi ô nhiễm môi trường do đô thị hóa gây nên.
Chú thích:
- (1) 街並みの美学 Thẩm mỹ của đường phố - trang 90~94
- (2) 北京 都市空間を読む – Đọc hiểu không gian đô thị Bắc Kinh – trang 232~236
- (3) ヨーロッパの古城 Thành cổ Châu Âu - trang 3
- (4) Trích dẫn định nghĩa theo từ điển bách khoa xây dựng kiến trúc – trang 381, Nhà xuất bản xây dựng 2003
Nguồn tham khảo:
- 都市をつくった巨匠たち Master Builders of City Planning
- Wolfgang Lotz,Studies in Italian Renaissance Architecture ,the MIT Press, Cambirdge ,Mass,1974
- イタリアの路地と広場 上 Quảng trường và con hẻm (đường phố), quyển thượng
- イタリアの路地と広場 下 Quảng trường và con hẻm (đường phố), quyển hạ
- 都市と建築のデザイン Thiết kế kiến trúc và quy hoạch
- 北京 都市空間を読む Đọc không gian đô thị Bắc Kinh
- 街並みの美学 Thẩm mỹ của đường phố
- ヨーロッパの古城 Thành cổ Châu Âu
- Từ điển bách khoa xây dựng kiến trúc Bộ Xây Dựng xuất bản năm 2003
Nguyễn Lâm – Gradute Student, Meijo University., M.Eng
(Theo Ashui.com)