“Những giá trị văn hoá đô thị Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh”

0
3580
Bia truoc HCM

TP. Hồ Chí Minh được xem là vùng đất năng động, là nơi hội tụ của nhiều dòng chảy văn hóa. Những giá trị văn hóa của thành phố hôm nay đã định hình, phát triển và được kiểm chứng trong suốt chiều dài hơn 300 năm lịch sử khai phá và xây dựng thành phố.

Những giá trị văn hóa cơ bản về vật thể
cũng như phi vật thể đã làm nên một bản sắc Sài Gòn xưa và TP. Hồ Chí
Minh hôm nay. Để đi tìm và khẳng định những giá trị văn hóa đặc trưng ấy
biểu hiện trên các bình diện của cuộc sống, Trung tâm Nghiên cứu Đô thị vàPhát triển vừa mới cho ra mắt bạn đọc tác phẩm “Những giá trị văn hoá đôthị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh” do PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân
(chủ biên) và tập thể tác giả. Cuốn sách dày 184 trang, khổ 16 x 24 cm do
NXB Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành.

Cuốn sách nhỏ này không chỉ đơn thuần là một công trình nghiên cứu văn hoá, lịch sử mà
đó còn là một điều gì trăn trở suy nghĩ, tìm tòi và khám phá của tác giả trong suốt nhiều
năm nghiên cứu về một Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh chứa đựng biết bao giá trị văn hoá vật
thể – phi vật thể được kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu của nhiều nền văn hoá khác
nhau trên nền tảng văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam. Sách gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở hình thành những giá trị văn hóa đô thị cơ bản Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh đưa ra những yếu tố cơ bản
như yếu tố địa lý tự nhiên hay yếu tố xã hội như là một trung tâm kinh tế – văn hoá, thành phần cư dân đa dạng, cởi mở
và từ thực tiễn đô thị hoá nhanh. Tất cả đều có những mối quan hệ biện chứng với nhau và bổ sung cho nhau để tạo nên
những giá trị văn hoá Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh.

Chương 2: Giá trị văn hóa đô thị phi vật thể của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh giới thiệu cho người đọc những tính chất cơ bản
của đô thị như mở thoáng, đa dạng, tri thức công nghiệp, hiện đại, thành trì chống kẻ thù…, đã hóa thân thành những giá
trị văn hóa trong bối cảnh Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh như thế nào? Những biểu hiện của các giá trị ấy ở đâu?

Chương 3: Giá trị văn hóa đô thị vật thể của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh. Ở chương này tác giả đã gạn lọc ra trong một tổng
thể những cái đẹp và cái chưa đẹp để tìm ra những giá trị văn hoá vật thể tiêu biểu của Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh về kiến
trúc, cảnh quan kiến trúc đô thị, hẻm phố Sài Gòn, trong các thiết chế văn hóa, trong các dịch vụ đô thị, trong sinh hoạt
cộng đồng của cư dân thành phố,v.v…

Qua “Những giá trị văn hoá đô thị Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh”, người đọc cũng được tìm hiểu thêm về những giá trị
văn hoá vật thể và phi vật thể ở Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh, để từ đó biết trân trọng, giữ gìn những giá trị, những nét văn
hoá của tâm hồn người Việt.

Ngọc Thành – CEFURDS